Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Celastrus paniculatus:Dây gối

1 nhận xét


Tên khoa học: Celastrus paniculatus Wild., thuộc họ Dây gối - Celastraceae. 



Mô tả: Dây leo to. Lá thuôn, xoan hay xoan thuôn gần tròn hay gần như nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn và tù; có răng, dai. Hoa thành chùm hay chuỳ ở ngọn, dài 5-10cm. Quả nang gần hình cầu, kèm theo các lá đài và vòi nhuỵ tồn tại, dài 4-6mm, có 3 van nâu, gần như nhẵn. Hạt 3-6, bao phủ bởi áo hạt màu đỏ, dài 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm, có vỏ dai và nội nhũ dày.

Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Celastri.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.


Thành phần hoá học: 

Khi chưng cất khô, hạt sẽ cho một chất dầu màu vàng đo đỏ, vị chát và cay, sau một thời gian sẽ cho một lượng chất béo đặc. Áo hạt chứa 30% chất mỡ nửa đặc, 0,15% phytosterol là celasterol và một chất nhựa có màu. Người ta còn chiết được 2 alcaloid là celastrine (0,0015%) và paniculatine. Lá chứa dulcitol.

Tính vị, tác dụng: Người ta biết được tác dụng kích thích của celastrin rõ rệt trên não và không kèm theo những suy giảm thứ cấp khác. Dầu hạt kích thích. Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.

Công dụng: 

Dầu hạt dùng để thắp sáng, làm xà phòng và cũng dùng trong y học dân gian ở một số nơi. Hạt được dùng ở Ấn Độ, cả uống trong lẫn xoa bóp ngoài để trị bệnh thấp khớp, thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét. Người ta bắt đầu từ 1 hạt và nâng dần lên đến 50 hạt. Để trị bệnh beri beri (bệnh tê phù) người ta chế một chất dầu có mùi khét bằng cách chưng cất trong một bình chứa hạt Dây gối với An tức hương, Đinh hương, Nhục đậu khấu, với liều 8-15 giọt, nó tạo nên một chất kích thích mạnh và làm toát mồ hôi.

Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.

Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.


Tham Khảo:


Plant-A-Holic

ThaoMoc'sGarden Blog
Read more

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

Giấp cá

1 nhận xét
Houttuynia cordata


Giấp cá hay dấp cá, diếp cá, lá giấp, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.Tên tiếng Anh  là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn).

Là loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây cao 15-50cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.
Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

Cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Còn có các tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thoả (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).

Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).

Giấp cá có tác dụng thanh nhiệt (tán nhiệt), giải độc, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, vết lở loét, ức chế thần kinh. Cordalin có tác dụng kích thích da, gây phồng. Đắp bó làm xương gãy mau lành . Nấu giấp cá với thịt heo uống vào mùa xuân để xổ lãi .
Read more

Shop Hạt Giống Nhập Khẩu