Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Maca ( Lepidium meyenii )

1 nhận xét

Image result for Lepidium Meyenii Maca Plant
Lepidium meyenii is an herbaceous biennial plant of the crucifer family native to the high Andes of Peru. It was found at the Meseta of BomBom close to Junin Lake in the Andes. Wikipedia
Scientific name: Lepidium meyenii
Rank: Species
Higher classification: Lepidium

Read more

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Thiền phái Trúc Lâm

2 nhận xét

Theo Wikipedia


Thiền phái Trúc Lâm (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ). Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.

Thiền Phái Trúc Lâm - Phật Giáo Việt Nam - THƯ VIỆN HOA SEN

Lịch sử

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình)[2], đến năm 1299 vua rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tiếp tục tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ),[3].
Thiền phái Trúc Lâm do một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).


Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào Lâm Tế tông và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.
Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:


  • Trần Nhân Tông
    Pháp Loa
    Huyền Quang
    An Tâm (安心);
    Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
    Vô Trước (無著);
    Quốc Nhất (國一);
    Viên Minh (圓明);
    Đạo Huệ (道惠);
    Viên Ngộ (圓遇);
    Tổng Trì (總持);
    Khuê Sâm (珪琛);
    Sơn Đăng (山燈);
    Hương Sơn (香山);
    Trí Dung (智容);
    Huệ Quang (慧 光);
    Chân Trụ (真住);
    Vô Phiền (無煩).

  • Các trung tâm phật giáo cổ xưa

    Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
    Hành cung Vũ Lâm
    Chùa Côn Sơn.
    Chùa Yên Tử.
    Chùa Quỳnh Lâm.
    Chùa Ba Vàng.
    Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.
    Chùa Bổ Đà.

    Tham Khảo
    Trong những năm gần đây xuất hiện một dạng thiết chế tôn giáo mới, gắn với Thiền phái Trúc Lâm là các Thiền Viện Trúc Lâm do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi xướng.Đây cũng là một hình thức tôn vinh, thăng hoa của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống xã hội hiện đại.

    • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
      Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
      Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm
      Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
      Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
      Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
      Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
      Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
      Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc
      Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
      Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức
      Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Quang
      Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp
      Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc
      Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh
      Thiền viện Trúc Lâm Nam Thiên
      Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau
      Thiền viện Trúc Lâm Từ Quang
      Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng
      Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức
      Xem thêm Thiền viện Trúc Lâm
    Read more

    Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

    Celastrus paniculatus:Dây gối

    1 nhận xét


    Tên khoa học: Celastrus paniculatus Wild., thuộc họ Dây gối - Celastraceae. 



    Mô tả: Dây leo to. Lá thuôn, xoan hay xoan thuôn gần tròn hay gần như nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn và tù; có răng, dai. Hoa thành chùm hay chuỳ ở ngọn, dài 5-10cm. Quả nang gần hình cầu, kèm theo các lá đài và vòi nhuỵ tồn tại, dài 4-6mm, có 3 van nâu, gần như nhẵn. Hạt 3-6, bao phủ bởi áo hạt màu đỏ, dài 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm, có vỏ dai và nội nhũ dày.

    Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Celastri.

    Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.


    Thành phần hoá học: 

    Khi chưng cất khô, hạt sẽ cho một chất dầu màu vàng đo đỏ, vị chát và cay, sau một thời gian sẽ cho một lượng chất béo đặc. Áo hạt chứa 30% chất mỡ nửa đặc, 0,15% phytosterol là celasterol và một chất nhựa có màu. Người ta còn chiết được 2 alcaloid là celastrine (0,0015%) và paniculatine. Lá chứa dulcitol.

    Tính vị, tác dụng: Người ta biết được tác dụng kích thích của celastrin rõ rệt trên não và không kèm theo những suy giảm thứ cấp khác. Dầu hạt kích thích. Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.

    Công dụng: 

    Dầu hạt dùng để thắp sáng, làm xà phòng và cũng dùng trong y học dân gian ở một số nơi. Hạt được dùng ở Ấn Độ, cả uống trong lẫn xoa bóp ngoài để trị bệnh thấp khớp, thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét. Người ta bắt đầu từ 1 hạt và nâng dần lên đến 50 hạt. Để trị bệnh beri beri (bệnh tê phù) người ta chế một chất dầu có mùi khét bằng cách chưng cất trong một bình chứa hạt Dây gối với An tức hương, Đinh hương, Nhục đậu khấu, với liều 8-15 giọt, nó tạo nên một chất kích thích mạnh và làm toát mồ hôi.

    Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.

    Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.


    Tham Khảo:


    Plant-A-Holic

    ThaoMoc'sGarden Blog
    Read more

    Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

    Giấp cá

    1 nhận xét
    Houttuynia cordata


    Giấp cá hay dấp cá, diếp cá, lá giấp, rau giấp là một loài thực vật thuộc họ Saururaceae.Tên tiếng Anh  là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn).

    Là loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt. Lá mọc cách (so le), hình tim, có bẹ, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn, khi vò ra có mùi tanh như mùi cá. Cây cao 15-50cm; thân màu lục hoặc tím đỏ, mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Cụm hoa nhỏ hình bông bao bởi 4 lá bắc màu trắng, trong chứa nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt, trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Quả nang mở ở đỉnh, hạt hình trái xoan, nhẵn.
    Mùa hoa tháng 5-8, quả tháng 7-10.

    Cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Còn có các tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thoả (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).

    Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).

    Giấp cá có tác dụng thanh nhiệt (tán nhiệt), giải độc, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, vết lở loét, ức chế thần kinh. Cordalin có tác dụng kích thích da, gây phồng. Đắp bó làm xương gãy mau lành . Nấu giấp cá với thịt heo uống vào mùa xuân để xổ lãi .
    Read more

    Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

    Đáng sợ vi khuẩn “ăn thịt người”

    0 nhận xét

    Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về một loại vi khuẩn “ăn thịt người” đã giết chết một bệnh nhân 55 tuổi tại Mỹ sau khi tấn công vào cánh tay và chân phải của ông ta. Trước đó, nhiều trường hợp khác ở Mỹ cũng bị vi khuẩn này tấn công sau một lần đi bơi. Dù cứu được tính mạng nhưng hầu hết bệnh nhân phải mang những thương tật nặng nề. Loại vi khuẩn này có tên gọi Aeromonas Hydrophyla (AH) thường xuất hiện ở sông, suối, ao, hồ, thậm chí trong đất.

    Không rõ nguyên nhân

    Theo thống kê của Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Nam đã từng ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm vi khuẩn AH. Từ năm 2009-2013, đã có hàng chục ca nhiễm trùng huyết do vi khuẩn AH, trong đó nhiều ca bệnh do đứt chân tay khi làm việc dưới nước, trong đó một bệnh nhân lội cống nước thải, một bệnh nhân làm việc ở khu vực nước ngâm bè nứa. Cá biệt, có trường hợp bắt cá, bị ngạnh cá đâm vào tay gây nhiễm trùng huyết và hoại tử.


    Gần đây nhất, bệnh nhân P.V.T, 40 tuổi, quê tỉnh Thái Bình, nhập viện ngày 12-4 trong tình trạng sốc nặng, viêm hoại tử lan tỏa khắp cánh tay bên trái. Trước đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, một ngày sau đó xuất hiện sưng nề cẳng tay trái rồi nhanh chóng lan rộng ra khắp cánh tay và lên vai. Sau khi điều trị 10 ngày, bệnh nhân thoát khỏi tình trạng sốc và nhiễm khuẩn huyết nhưng do hoại tử toàn bộ da cánh tay bên trái nên được chuyển đến Viện Bỏng Quốc gia để ghép da.
     

    Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng Khoa Cấp cứu BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù các biểu hiện lâm sàng hoàn toàn giống các trường hợp bệnh nhiễm vi khuẩn AH nhưng do đã dùng kháng sinh nên quá trình xét nghiệm không thấy sự hiện diện của vi khuẩn AH. Đây cũng là một trong số rất ít bệnh nhân nhiễm vi khuẩn AH hoặc có bệnh cảnh tương tự nhiễm AH được cứu sống” - bác sĩ Cấp nói.


    Trước đó, trong 2 năm 2010- 2011, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương đã ghi nhận 10 bệnh nhân nhiễm trùng huyết do khuẩn AH. Bệnh nhân đều là nam giới tuổi từ 30-77, ở nhiều tỉnh, thành khác nhau. Mười bệnh nhân này đều có đặc điểm chung là suy đa tạng, trong đó, 7 bệnh nhân có xơ gan, nhập viện với các biểu hiện sốt, vàng da, vàng mắt tăng dần. Với 3 bệnh nhân còn lại là những người khỏe mạnh, chỉ có khởi đầu là sốt, tiêu chảy rồi nhanh chóng rơi vào tình trạng hoại tử rộng trên da và các tổ chức, sốc và suy đa phủ tạng. Bác sĩ Cấp cho hay trong 10 bệnh nhân xét nghiệm có vi khuẩn AH thì chỉ có 2 trường hợp được cứu sống.


    Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới Trung ương, mặc dù một số ca nhiễm AH được ghi nhận tại đây có biểu hiện hoại tử cổ, ngực, chân, tay, ngực và bụng nhưng không phải thể bệnh đã phát hiện trên nhiều bệnh nhân ở Mỹ.


    Nhiều di chứng, dễ tử vong


    Theo GS-TS Phùng Đắc Cam, chuyên gia Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, AH là loại vi khuẩn dạng hình que, phổ biến trong tự nhiên và thường có trong môi trường nước ngọt và nước lợ. Đây là loại vi khuẩn độc, chúng có thể xâm nhập cơ thể người qua đường miệng khi uống nước, ăn rau, cá, hải sản… rồi đi vào máu. Chúng sinh ra độc tố ruột, gây độc cho tế bào, làm tổn thương tổ chức cơ thể.


    Tuy nhiên, theo GS Cam, AH chỉ gây bệnh trong môi trường ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, trên cơ địa của những người bị suy giảm miễn dịch. Vi khuẩn này gây bệnh chủ yếu cho cá, động vật máu lạnh hoặc bò sát. “Với người, gặp nhiều nhất là thể viêm đường ruột với tình trạng tiêu chảy giống bệnh tả. Căn bệnh tiếp theo do khuẩn AH gây ra là tình trạng nhiễm trùng huyết ở bệnh nhân xơ gan hoặc viêm các tổ chức da hoặc làm hoại tử cơ, ezema. Cuối cùng, vi khuẩn này tấn công gây hoại tử cơ, đây là thể bệnh đang gặp ở một số ca bệnh tại Mỹ mà thời gian qua báo chí có thông tin. Dù hiếm gặp nhưng hoại tử cơ thường rất đáng sợ vì sẽ khiến người bệnh bị sụp cơ rất nhanh với nguy cơ tử vong cao” - GS Cam giải thích.


    Các bác sĩ cũng cho biết tuy nhạy cảm với nhiều kháng sinh và dễ bị kháng sinh tiêu diệt nhưng do bệnh diễn biến nhanh, bệnh nhân hoại tử nhiều tổ chức, dễ sốc nặng và suy đa tạng nên tỉ lệ tử vong trước đây có thể tới gần 100%. Ngày nay, nhờ những tiến bộ về hồi sức, các thầy thuốc có thể hạn chế được phần nào tỉ lệ tử vong. Tuy vậy, ngoài chi phí điều trị cao, bệnh nhân dù khỏi bệnh vẫn có thể bị nhiều di chứng do hoại tử các tổ chức. Theo bác sĩ Cấp, do bệnh hiếm gặp nên khó chẩn đoán, gây khó khăn trong điều trị.


    Cảnh giác với nguồn nước bẩn
    Giới chuyên môn khuyến cáo biện pháp phòng khuẩn AH gây bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc nước bẩn khi có vết thương, xây xát trên da. Những người làm nghề thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn như công nhân vệ sinh, cống rãnh, người nuôi cá, tôm… nên có các trang bị phòng hộ phù hợp. GS Phùng Đắc Cam cũng cho rằng ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp bệnh như ở Mỹ nên người dân khi đi tắm biển, hồ bơi… trong mùa hè không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, sau khi tiếp xúc nước bẩn có nhiễm trùng vết thương hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên đến cơ sở y tế điều trị sớm.
    Read more

    Shop Hạt Giống Nhập Khẩu