Tên khoa học: Celastrus paniculatus Wild., thuộc họ Dây gối - Celastraceae.
Mô tả: Dây leo to. Lá thuôn, xoan hay xoan thuôn gần tròn hay gần như nhọn ở gốc, có mũi nhọn ngắn và tù; có răng, dai. Hoa thành chùm hay chuỳ ở ngọn, dài 5-10cm. Quả nang gần hình cầu, kèm theo các lá đài và vòi nhuỵ tồn tại, dài 4-6mm, có 3 van nâu, gần như nhẵn. Hạt 3-6, bao phủ bởi áo hạt màu đỏ, dài 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm, có vỏ dai và nội nhũ dày.
Bộ phận dùng: Vỏ, hạt - Cortex et Semen Celastri.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Campuchia, Lào, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Lâm Đồng, Đồng Nai.
Thành phần hoá học:
Khi chưng cất khô, hạt sẽ cho một chất dầu màu vàng đo đỏ, vị chát và cay, sau một thời gian sẽ cho một lượng chất béo đặc. Áo hạt chứa 30% chất mỡ nửa đặc, 0,15% phytosterol là celasterol và một chất nhựa có màu. Người ta còn chiết được 2 alcaloid là celastrine (0,0015%) và paniculatine. Lá chứa dulcitol.
Tính vị, tác dụng: Người ta biết được tác dụng kích thích của celastrin rõ rệt trên não và không kèm theo những suy giảm thứ cấp khác. Dầu hạt kích thích. Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.
Plant-A-Holic
Tính vị, tác dụng: Người ta biết được tác dụng kích thích của celastrin rõ rệt trên não và không kèm theo những suy giảm thứ cấp khác. Dầu hạt kích thích. Hạt đắng, nhuận tràng, gây nôn, kích thích và kích dục.
Công dụng:
Dầu hạt dùng để thắp sáng, làm xà phòng và cũng dùng trong y học dân gian ở một số nơi. Hạt được dùng ở Ấn Độ, cả uống trong lẫn xoa bóp ngoài để trị bệnh thấp khớp, thống phong, bại liệt, phong cùi, sốt rét. Người ta bắt đầu từ 1 hạt và nâng dần lên đến 50 hạt. Để trị bệnh beri beri (bệnh tê phù) người ta chế một chất dầu có mùi khét bằng cách chưng cất trong một bình chứa hạt Dây gối với An tức hương, Đinh hương, Nhục đậu khấu, với liều 8-15 giọt, nó tạo nên một chất kích thích mạnh và làm toát mồ hôi.
Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.
Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.
Có nơi lá cũng được sử dụng như là thuốc giải độc thuốc phiện. Vỏ cây được dùng gây sẩy thai.
Ở Philippin, nhựa cây được xem như thuốc giải độc các ngộ độc do thuốc phiện. Hạt được dùng ngoài làm thuốc đắp và dùng trong làm thuốc uống trị thấp khớp và bại liệt.
Tham Khảo:
Plant-A-Holic
ThaoMoc'sGarden Blog