Maca Plant Lepidium meyenii is an herbaceous biennial plant of the crucifer family native to the high Andes of Peru. It was found at the Meseta of BomBom close to Junin Lake in the Andes. Wikipedia Scientific name: Lepidium meyenii Rank: Species Higher classification: Lepidium |
Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017
Maca ( Lepidium meyenii )
Người đăng: Nặc danh vào lúc 20:40 1 nhận xétThứ Tư, 22 tháng 2, 2017
Thiền phái Trúc Lâm
Người đăng: Nặc danh vào lúc 20:01 2 nhận xétTheo Wikipedia
Thiền phái Trúc Lâm (竹林安子) là một dòng thiền Việt Nam hình thành từ thời nhà Trần, do Vua Trần Nhân Tông sáng lập. Trúc Lâm vốn là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tông, Tổ thứ hai của dòng thiền này. Thiền phái Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và Huyền Quang (gọi chung là Trúc Lâm Tam tổ). Thiền phái này được xem là tiếp nối nhưng là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dòng Thảo Đường, Vô Ngôn Thông và Tì-ni-đa-lưu-chi. Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các Thiền phái tồn tại trước đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối.
Lịch sử
Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông vào năm 1293, Vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành tại chùa Khai Phúc thuộc hành cung Vũ Lâm (Ninh Bình)[2], đến năm 1299 vua rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tiếp tục tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm (còn gọi là Trúc Lâm Yên Tử hay Trúc Lâm Tam tổ),[3].
Thiền phái Trúc Lâm do một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên, hệ thống truyền thừa của phái này không còn rõ ràng, nhưng có lẽ không bị gián đoạn bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).
Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này được hoà nhập vào Lâm Tế tông và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ Đăng.
Sau đây là hệ thống truyền thừa trong Đại nam thiền uyển truyền đăng lục (大南禪苑傳燈錄), được Thiền sư Phúc Điền (福田) đính bản:
Trần Nhân Tông
Pháp Loa
Huyền Quang
An Tâm (安心);
Phù Vân Tĩnh Lự (浮雲靜慮);
Vô Trước (無著);
Quốc Nhất (國一);
Viên Minh (圓明);
Đạo Huệ (道惠);
Viên Ngộ (圓遇);
Tổng Trì (總持);
Khuê Sâm (珪琛);
Sơn Đăng (山燈);
Hương Sơn (香山);
Trí Dung (智容);
Huệ Quang (慧 光);
Chân Trụ (真住);
Vô Phiền (無煩).
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử
Hành cung Vũ Lâm
Chùa Côn Sơn.
Chùa Yên Tử.
Chùa Quỳnh Lâm.
Chùa Ba Vàng.
Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.
Chùa Bổ Đà.
Tham Khảo
Trong những năm gần đây xuất hiện một dạng thiết chế tôn giáo mới, gắn với Thiền phái Trúc Lâm là các Thiền Viện Trúc Lâm do Hoà thượng Thích Thanh Từ khởi xướng.Đây cũng là một hình thức tôn vinh, thăng hoa của Thiền phái Trúc Lâm trong đời sống xã hội hiện đại.
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã
Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm
Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc
Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng
Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Đức
Thiền viện Trúc Lâm Tuệ Quang
Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp
Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc
Thiền viện Trúc Lâm Trà Vinh
Thiền viện Trúc Lâm Nam Thiên
Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau
Thiền viện Trúc Lâm Từ Quang
Thiền viện Trúc Lâm Đại Đăng
Thiền Viện Trúc Lâm Trí Đức
Xem thêm Thiền viện Trúc Lâm